Chủ nhật, Ngày 28/04/2024 -

Họp trực tuyến Ban chỉ đạo Cải cách hành chính của chính phủ, phiên họp lần thứ bảy
Ngày đăng: 02/02/2024  17:04 Lượt xem: 242
Mặc định Cỡ chữ
Chiều ngày 02/02/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp lần thứ 7 của Ban Chỉ đạo để đánh giá kết quả triển khai công tác cải cách hành chính năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024. Phiên họp được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tham dự hội nghị trực tuyến tại điểm cầu tỉnh Kon Tum có ông Nguyễn Ngọc Sâm, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; ông Võ Sỹ Chung Phó Giám đốc Sở Nội vụ; các Thành viên Ban chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh; bộ phận phụ trách công tác cải cách hành chính của Sở Nội vụ; phóng viên, báo đài đến dự, đưa tin.



Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Kon Tum 

Phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao kết quả công tác CCHC trong thời gian qua Bên cạnh đó, Chỉ ra những hạn chế, bài học kinh nghiệm và nguyên nhân, lưu ý về những yêu cầu CCHC trong giai đoạn mới, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh cần tiếp tục thống nhất quan điểm: Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể cải cách hành chính (CCHC); xác định đầu tư cho CCHC là đầu tư phát triển để tạo khí thế, động lực mới, giá trị mới, thành công mới. Tiếp tục đẩy mạnh CCHC trên cả 06 lĩnh vực với trọng tâm, trọng điểm như sau: Về thể chế, tập trung tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho sản xuất, kinh doanh; Cải cách thủ tục hành chính (TTHC), tập trung đơn giản hóa TTHC, phân cấp, phân quyền, giảm chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp;  Cải cách tổ chức bộ máy hành chính, tập trung xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao năng lực thực thi của cán bộ, công chức, viên chức;  Cải cách chế độ công vụ, tập trung tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, tăng cường văn hóa công sở, xây dựng đạo đức công vụ, tăng cường trách nhiệm của các cán bộ, công chức, viên chức làm nhiệm vụ đối với người dân và doanh nghiệp; Cải cách tài chính công, tập trung tăng cường các biện pháp tăng thu, giảm chi thường xuyên, cơ cấu lại, tăng chi cho đầu tư phát triển, chống tiêu cực, tham nhũng trong việc sử dụng tài chính công; Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, công dân số, đặc biệt là tập trung triển khai Đề án 06.


Các đại biểu tham dự phiên họp trực tuyến tại các điểm cầu truyền hình.

Các nhiệm vụ cụ thể cần cấp bách triển khai trong thời gian tới:

- Về Cải cách Thủ tục hành chính: tập trung nghiên cứu, rà soát, kiến nghị bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không cần thiết, không khả thi, không rõ ràng, khó xác định, không phù hợp thực tiễn; bãi bỏ các loại chứng chỉ không cần thiết, thu gọn các loại chứng chỉ trùng lặp về nội dung; rà soát, kiến nghị đưa ra khỏi danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đối với những ngành nghề có thể áp dụng biện pháp quản lý khác hiệu quả hơn.

- Về cải cách chế độ công vụ: Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài, quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm…; Tăng cường công tác kiểm tra cải cách hành chính và kiểm tra việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức các cấp. Tiếp tục triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng thực thi công vụ và cải thiện chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, bảo đảm sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật và củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và chính quyền.

- Về cải cách tổ chức bộ máy: hoàn thành việc xây dựng vị trí việc làm cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; tiếp tục hoàn thiện, xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy bên trong gắn với tinh giản biên chế và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của từng cơ quan, đơn vị, trong đó tập trung xây dựng vị trí việc làm để cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện sáp nhập các đơn vị hành chính không đủ tiêu chuẩn, hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

- Về cải cách tài chính công: Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác tài chính, ngân sách chống thất thoát, chống tiêu cực, lãng phí trong sử dụng tài chính công và cơ cấu lại tỉ lệ phấn đấu giảm tỉ lệ chi cho sự nghiệp mỗi năm 2% và tăng tỉ lệ chi đầu tư công 2% /năm.

- Về xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số: Tiếp tục hoàn thiện Cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tăng cường kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các Bộ, ngành, địa phương phục vụ phân tích, xử lý dữ liệu, hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành dựa trên dữ liệu nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp. Và triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án 06.

Văn Lâm
Tin video
Thống kê truy cập
Hiện đang có 1590 người đang online Tổng 47.326.394 lượt truy cập