Chủ nhật, Ngày 22/12/2024 -

Gương điển hình tiên tiến "CÔNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT HUY DI SẢN VĂN HOÁ CỒNG CHIÊNG CỦA DÂN TỘC XƠ ĐĂNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM"
Ngày đăng: 29/01/2024  20:46 Lượt xem: 616
Mặc định Cỡ chữ

            Nghệ nhân uu tú A Thu; sinh năm 1976; giới tính nam, dân tộc Xơ Đăng; trú tại thôn Đăk Rô Gia, xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô.

Công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng của dân tộc Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Trong đó, chủ động tổ chức truyền dạy kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng cho lớp trẻ trong cồng đồng làng nơi cư trú; thành lập một đội nghệ nhân cồng chiêng của thôn Đăk Rô Gia; tham gia công tác truyền dạy về kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng cho lớp trẻ trong các cộng đồng làng, trong các trường học có con em đồng bào dân tộc thiểu số theo học và tham gia truyền dạy về kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng trong cộng đồng dân tộc Xơ Đăng…..do các cấp, ngành tổ chức.

Nghệ nhân tích cực, chủ động trao truyền cho lớp trẻ về kỹ năng, kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng, kỹ năng diễn tấu các bài cồng chiêng cho lớp trẻ trong cộng làng nơi cư trú bằng các giải pháp vận động lớp trẻ tham gia, tổ chức lớp truyền dạy bằng hình thức tập trung trên nhà rông của cộng đồng làng, với phương pháp “cầm tay chỉ việc” cho từng người tham gia lớp truyền dạy về kỹ thuật gõ cồng chiêng để tạo âm chuẩn, về kỹ thuật diễn tấu các bài cồng chiêng. Để diễn tấu được 01 bài cồng chiêng, thì nghệ nhân phải truyền dạy về bài dân ca truyền thống của dân tộc, trên cơ sở âm nhạc dân gian của dân tộc, nghệ nhân lựa chọn từng cái chiêng phù hợp với từng âm vực của bài hát dân ca và giao cho từng người phụ trách….sau đó, nghệ nhân dạy cách gỗ cái cồng, cái chiêng cho phù hợp với bài hát dân ca. Lớp truyền dạy có sự tham gia khoảng 50 học viên là lớp trẻ trong cộng đồng làng. Hiện nay, đa số lớp trẻ trong làng Đăk Rô Gia biết diễn tấu cồng chiêng.

Việc xây dựng đội văn nghệ của làng tại nơi cư trú, nghệ nhân tập hợp các nghệ nhân, lớp trẻ am hiểu tiêu biểu về kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng để lập thành 01 đội cồng chiêng, múa xoang của làng. Hiện nay, đội nghệ nhân cồng chiêng, xoang của làng Đăk Rô Gia với số lượng khoảng 30 người, bao gồm nghệ nhân diễn tấu cồng chiêng, nghệ nhân múa xoang và các nghệ nhân diễn tấu các nhạc cụ truyền thống của dân tộc, như: đàn Ting Ning, đàn Tơ Rưng, đàn Klong Put… Đội nghệ nhân cồng chiêng của làng Đăk Rô Gia, ngoài tham gia các hoạt động văn hóa do cộng đồng làng tổ chức, còn tích cực tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa do các cấp, ngành tổ chức….đã góp phần làm sống lại di sản văn hóa cồng chiêng trong cồng đồng làng, đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng nói riêng, văn hóa truyền thống của dân tộc Xơ Đăng nói chung.

              Nghệ nhân ưu tú A Thu còn tích cực tham gia công tác truyền dạy về kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng và kỹ thuật gò chỉnh âm cồng chiêng cho lớp trẻ trong các cộng đồng làng đồng bào dân tộc Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh khi được các cấp, các ngành mời tham gia công tác truyền dạy. Trong năm 2023, nghệ nhân ưu tú A Thu đã tham gia truyền dạy 02 lớp gò chỉnh âm cồng chiềng cho lớp trẻ đồng bào dân tộc Xơ Đăng trên địa bàn huyện Đăk Tô, với sự tham gia trên 40 học viên; tham gia truyền dạy 17 lớp về kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng với sự tham gia trên 600 học viên, trong đó, có 5 lớp truyền dạy cồng chiêng trong các trường học, 12 lớp truyền dạy cồng chiêng cho lớp trẻ trong các cộng đồng làng đồng bào dân tộc Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh. Công tác tham gia lớp truyền dạy kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng, kỹ thuật gò chỉnh âm cồng chiêng đã góp phần tích cực trong công tác bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng và từng bước khơi dậy lòng tự hào về giá trị di sản văn hóa cồng chiêng trong đồng bào dân tộc Xơ Đăng.

Ngoài ra, với niềm đam mê âm nhạc cồng chiêng, từ năm 14 tuổi nghệ nhân A Thu đã chủ động học về kỹ thuật, kỹ năng diễn tấu cồng chiêng từ những người già đi trước và thông qua các ngày hội của làng. Ngoài việc thường xuyên tham gia đánh cồng chiêng trong các lễ hội của dân làng thì ông còn tích cực truyền dạy cho các thế hệ trẻ trong làng và các trường học tại địa phương về kỹ thuật đánh cồng chiêng; Tích cực tham gia các hoạt động liên hoan cồng chiêng, ngày hội văn hóa, các ngày lễ lớn khácđược tổ chức trong và ngoài tỉnh, như: Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai…. Trong quá trình tham gia, ông được các cấp, các ngành khen tặng: Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Kon Tum tặng Giấy khen đã có thành tích xuất sắc trong việc bảo tồn, phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nhân kỷ niệm 10 năm ngày di sản Việt Nam; Giấy chứng nhận của Bảo tàng dân tộc học Việt Nam đã tham gia hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân gian trong chương trình “Vui Xuân Bính Thân – 1016”.

 

 

 

Tin video
Thống kê truy cập
Hiện đang có 2471 người đang online Tổng 47.851.181 lượt truy cập