Thứ sáu, Ngày 29/03/2024 -

LÊ THỊ HÀ PHƯƠNG - Điển hình tiêu biểu trong nghiên cứu khoa học, công nghệ tỉnh Kon Tum
Ngày đăng: 26/12/2022  16:29 Lượt xem: 430
Mặc định Cỡ chữ
Bà Lê Thị Hà Phương, sinh ngày 02/02/1986 hiện là Phụ trách Phòng Nghiên cứu triển khai, Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và dịch vụ khoa học và công nghệ tỉnh Kon Tum, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum.

Trong quá trình công tác và nghiên cứu của mình, Bà đã chủ trì, tham gia thực hiện nghiên cứu nhiều dự án khoa học, công nghệ cấp tỉnh được nhân rộng, triển khai tại nhiều địa phương, mang lại hiệu quả thiết thực cho địa phương, đáp ứng yêu cầu thực tế trong phát triển kinh tế - xã hội; tạo điều kiện cho người sản xuất tiếp cận những tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất…, cụ thể:

- Là Chủ nhiệm Dự án:“Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất các chế phẩm vi sinh vật đa chức năng để xử lý phế phẩm nông nghiệp làm phân bón”, được Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh nghiệm thu Đạt và đoạt giải 3 trong Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Kon Tum năm 2020.Dự án đã được triển khai tại: huyện Ngọc Hồi (xã Sa Loong), huyện Đăk Hà (xã Đăk Mar, xã Hà Mòn, thị trấn Đăk Hà), thành phố Kon Tum (xã Đăk Cấm), huyện Kon Plông (xã Đăk Long),... Các sản phẩm từ phế phụ phẩm nông nghiệp đã xử lý không chứa các vật gây bệnh, có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho đất, cây trồng đồng thời góp phần cải tiến chất lượng nông sản, đặc biệt trong khía cạnh vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao độ phì của đất trồng và giảm thiểu bệnh hại, giảm thiểu các chất hóa học độc hại trong sản xuất nông nghiệp. Kết quả của dự án góp phần giải quyết nạn ô nhiễm môi trường bởi các chất phế thải nông nghiệp tại các vùng nông thôn, tác động đến việc hạn chế sử dụng phân bón hoá học trong nông nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do phế thải chăn nuôi gây nên, cải thiện môi trường sản xuất theo hướng bền vững. Sau khi dự án kết thúc, các mô hình ứng dụng công nghệ vi sinh để xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp tiếp tục được nhân rộng trên địa bàn các huyện Đăk Glei, Ngọc Hồi, Đăk Hà, Sa Thầy. Hiện nay Bà tiếp tục là Chủ nhiệm Dự án"Ứng dụng công nghệ sinh học hoàn thiện quy trình nhân giống, nuôi trồng nấm mối đen (Xerularadicata) tại tỉnh Kon Tum".

                
Hình tham gia ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

- Ngoài ra, bà Lê Thị Hà Phương còn tham gia thực hiện nhiều nhiệm vụ khoa học khác với tư cách thành viên chính như: Dự án “Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình trồng cây Sâm dây (Đảng sâm - Codonosissp.) tại 03 huyện Tu Mơ Rông, KonPlông và Đăk Glei, tỉnh Kon Tum” mang lại những kết quả tích cực, góp phần nâng cao nhận thức và áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Riêng đối với Dự án “Xây dựng mô hình trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus sp.) dưới tán rừng tại 02 huyện Tu Mơ Rông và Kon Plông, tỉnh Kon Tum” và Đề tài “Nghiên cứu nhân giống và trồng thử nghiệm cây Kim Tuyến (Anoectochilussp.)”  mà bà Lê Thị Hà Phương tham gia với tư cách thành viên chính mang lại hiệu quả tích cực. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy Lan kim tuyến là cây thuốc rất đặc biệt, có giá trị dược liệu cũng như kinh tế rất cao (từ 2.500.000 đồng - 3.000.000 đồng/kg tươi); có tác dụng tăng cường sức khoẻ, làm khí huyết lưu thông, có tính kháng khuẩn, chữa các bệnh viêm khí quản, viêm gan mãn tính, chữa suy nhược thần kinh, lao phổi, phong thấp, đau nhức khớp xương, viêm dạ dày mãn tính, giúp bổ máu, có khả năng phòng và chống ung thư. Việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để nhân giống, xây dựng mô hình sản xuất không chỉ hạn chế việc khai thác quá mức lan kim tuyến trong tự nhiên mà còn tạo sinh kế cho người dân trên địa bàn tỉnh.

Với niềm say mê nghiên cứu của bản thân, Bà Lê Thị Hà Phương đã và đang là tấm gương sáng về sáng tạo, đổi mới, cống hiến hết mình trong nghiên cứu khoa học, công nghệ để các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và những người say mê nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo khoa học học tập, noi theo./.

Hà Trần Mai Anh
Tin video
Thống kê truy cập
Hiện đang có 1340 người đang online Tổng 47.252.317 lượt truy cập